Bài đăng nổi bật

Đồng Hồ Nữ TITAN Cao Cấp

Đồng Hồ Nữ TITAN Cao Cấp 9748YM01 Đồng Hồ Nữ TITAN Cao Cấp 9748YM01 màu sắc sang trọng, kiểu dáng đẹp mắt tinh tế, toát lên vẻ nữ tính c...

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

4 phong cách làm việc chắc chắn đưa đến thất bại

4 phong cách làm việc chắc chắn đưa đến thất bại
4 phong cách làm việc chắc chắn đưa đến thất bại
Bạn làm việc siêng năng, bạn dành rất nhiều thời gian cho công việc này, bạn yêu thích và đam mê nó, bạn đi dự đầy đủ các buổi hội thảo và đào tạo, bạn đọc Sponsell.com mỗi ngày để bổ sung kiến thức mới và bạn … vẫn không thành công. Tại sao vậy?
Theo kinh nghiệm của Sponsell, nhiều khả năng là bạn đã rơi vào một trong bốn phong cách làm việc sau đây:
1. Thư ký văn phòng
Là thư ký, bạn rất thích công việc ghi chép, sắp xếp và họp hành. Bạn học sản phẩm rất kỹ, bạn tham gia không sót buổi đào tạo nào và ghi chép chính xác đến từng chữ một những gì tuyến trên chia sẻ. Bạn chăm chỉ làm mục tiêu và kế họach, dành thời gian để vẽ một bản đồ tư duy thật tỉ mẩn để trình cho tuyến trên. Bạn đến công ty/văn phòng đều đặn và đúng giờ mỗi ngày.
Vì quá bận rộn với các công việc kể trên, bạn tự cho phép mình … khỏi cần gặp khách hàng và khỏi cần cho thông tin.
Nếu đây đúng là phong cách làm việc của bạn hiện tại, bạn có hai lựa chọn. Một là đổi phong cách làm việc, hai là đổi … nghề. Phong cách này chỉ thích hợp với người làm công, lãnh lương tháng, không phù hợp với người kinh doanh, hay làm việc hưởng theo kết quả.
Tui đi làm để lãnh lương mà, lương tui đâu?Tui đi làm để lãnh lương mà, lương tui đâu?2. Nhân viên siêu thị
Là nhân viên siêu thị, bạn có kiến thức khá vững về sản phẩm và sơ đồ kinh doanh. Bạn có thói quen “giữ yên lặng trong giờ làm việc”, ít nhất là đến khi có ai đó hỏi bạn điều gì đó. Vì là một nhân viên, khi khách hàng hỏi về sản phẩm, hoặc khi tuyến dưới đem nan đề đến, bạn sẽ chỉ trả lời đúng câu được hỏi đó và chấm hết.
Vì dựa vào khách hàng để bán hàng, bạn sẽ dễ dàng bỏ lỡ cơ hội bán hàng khi không có sản phẩm mà khách hàng yêu cầu trong khi lẽ ra bạn có thể đề nghị một sản phẩm tương tự hoặc thậm chí có thể bán thêm vài sản phẩm khác nếu biết khéo léo khai thác. (một ví dụ minh họa nằm ở đây)
Vì dựa vào tuyến dưới để giải quyết vấn đề đặt ra, nếu tuyến dưới phát hiện sai vấn đề, giải pháp của bạn cũng trở nên vô dụng và mạng lưới cứ thế mà gãy đổ. (Lời tới, hãy thử cách giải quyết của Người dẫn đường)
3. Điều phối viên hàng không
Là một điều phối, bạn có một lượng khách hàng và tuyến dưới nhất định. Tuy nhiên, bạn không thích và/hoặc không có khả năng tự làm việc tránh làm việc nên thường phải “điều phối” họ qua người khác, nhờ giải quyết giúp. Cần tư vấn bán hàng, gọi tuyến trên. Cần chia sẻ cơ hội nghề nghiệp, gọi tuyến trên. Cần đào tạo đội nhóm, gọi tuyến trên. Cần giải quyết nan đề, gọi tuyến trên.
Hỗ trợ từ hệ thống là điều rất quan trọng đối với nhà phân phối mới. Nhưng sau khi đã làm việc 3 tháng, 6 tháng trở lên mà những công việc cơ bản của một nhà phân phối bạn vẫn chưa tự làm được thì …
Tốt nhất, bạn nên liên hệ với công ty và nhờ chuyển thẳng hoa hồng vào tài khoản của tuyến trên, ít nhất là cho đến khi bạn từ bỏ được phong cách làm việc này. (Đọc thêm về 7 sai lầm của NPP tại đây)
Thay đổi cách suy nghĩ của bạn về tiềnAi có nhiều tiền mới tiếp, còn không đi chỗ khác chơiNguồn: danong.com4. Thợ săn voi
Là một thợ săn voi, bạn thích săn những điều to tát. Bạn chỉ thích gặp những người lớn mặt nhiều tiền để bán hàng. Bạn chỉ thích gặp những người năng động hoạt bát để bảo trợ. Nếu không gặp được những người như vậy, bạn sẵn sàng bỏ qua những người còn lại vì tin rằng họ chẳng hề tiềm năng, làm việc chỉ phí thời giờ.
Sponsell không phủ nhận sự tuyệt vời của một khách hàng lớn hay một tuyến dưới năng động, tuy nhiên đâu phải tháng nào chúng ta cũng kiếm được những người như vậy. (Và nhiều người tưởng tiềm năng mà chưa chắc đâu nha, đọc ở đây nè)
Đừng quên rằng các khách hàng nhỏ, các tuyến dưới trung bình, tuy không mang lại cho bạn một lượng doanh số lớn ngay lập tức, nhưng nhiều người như họ gộp lại, bạn vẫn sẽ có một nguồn doanh số không chỉ lớn mà còn ổn định nữa.
Doanh nhân chuyên nghiệp
Để thành công với ngành KDTM nói riêng và với việc kinh doanh nói chung, bạn cần phải có tác phong của một doanh nhân chuyên nghiệp. Điều đó nghĩa là bạn cần phải
Chủ động trong việc tìm kiếm, bắt chuyện và dẫn dắt khách hàng;Tích cực hoàn thiện bản thân và chịu trách nhiệm với công việc của chính mình;Làm việc một cách đều đặn và nắm bắt tất cả cơ hội đến với mình.Thành công không quyết định bởi thời gian và công sức bạn bỏ ra để làm việc mà bởi cách thức và thái độ khi bạn làm công việc đó.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét